Xu hướng của quảng cáo Facebook 2020

Có lẽ xu hướng của quảng cáo Facebook 2020 sẽ thay đổi khá nhiều.

Bản thân mình là một người làm việc trong môi trường online, mình có cơ hội chứng kiến vài sự thay đổi mà những người không theo kịp xu hướng bị tụt lại phía sau rất nhiều. Đặc biệt là trong thế giới kinh doanh online hiện nay thì sự thay đổi đó đến với tốc độ chóng mắt, chỉ sau một đêm thôi thì đã là quá khứ rồi.

Mình nhớ vài năm trước khi Facebook mới du nhập vào thị trường Việt Nam, thời điểm đó thì làm gì có ai biết tới quảng cáo – ở thời điểm Facebook mới bắt đầu có quảng cáo thì ai mà tiếp cận được chắc có lẽ họ đã giàu rồi. Nhưng liệu sự giàu có này có được ổn định khi những thuật toán của Facebook thay đổi thường xuyên ?

Mình biết có những người giàu từ bán hàng Facebook thông qua trang cá nhân hoặc chia sẻ hội nhóm, tuy nhiên thì họ tồn tại được bao lâu ? Có nhiều người ko theo kịp được công nghệ sau khi Facebook thay đổi vài thuật toán, công việc kinh doanh không còn được như trước và họ đổ lỗi rằng kinh doanh trên Facebook không còn ngon nữa. Hiện tại thì vẫn có rất nhiều người làm theo cách này nhưng nó chỉ là một công việc bỏ công ra kiếm sống qua ngày chứ không còn huy hoàng như thời kì nào đó nữa và họ chấp nhận.

Và mình cũng biết có những người họ luôn thích nghi mỗi khi Facebook thay đổi. Họ biết rằng mình đang sống trong thế giới công nghệ và công nghệ thì thay đổi từng ngày. Họ xây được một cơ ngơi ổn định và hướng tới sự giàu có bền vững hơn, tối ưu đúng cái cần tối ưu hơn. Đặc biệt là khi họ hiểu được vấn đề thì họ lại càng kiếm được nhiều tiền hơn =]]]

Vì vậy, có thể bạn sẽ thay đổi nhìn nhân sau khi đọc bài viết này hoặc không nhưng bạn không thể phủ nhận sự thật là công nghệ đang thay đổi rất nhanh và nếu không thích nghi thì chắc chắn bạn sẽ bị tụt lại phía sau.

Xu hướng của quảng cáo Facebook 2020

Nhiều người chắc chắn sẽ biết mình đang nói tới vấn đề gì rồi đúng không ? Và câu trả lời của mình là xu hướng của năm 2020 sẽ là quảng cáo Chuyển Đổi.

Chắc chắn là nhiều người không còn lạ lẫm về quảng cáo chuyển đổi nữa và một số người sẽ nghỉ nó lâu rồi mà bày đặt xu hướng của quảng cáo Facebook 2020.

Ok ! Mình sẽ lan man về vấn đề này 1 tí để nhiều người cùng hiểu rõ hơn nhé.

Về quảng cáo chuyển đổi bắt đầu từ bao giờ thì mình không biết nhưng lần đầu tiên khi mình chạy quảng cáo Facebook vào 2017 là mình bắt đầu bằng chạy quảng cáo chuyển đổi trên nền tảng Facebook. Ở thời điểm đó thì mình làm áo thun ở thị trường nước ngoài và ở nước ngoài lúc đó họ đã quen với việc chạy chuyển đổi chứ không có kiểu chạy tương tác, rồi sau đó là messenger để bán hàng như ở Việt Nam. Tất nhiên là vẫn có nhiều trường hợp chạy tương tác hoặc mess để bán hàng nhưng số lượng ko nhiều như ở VN.

Và tất nhiên lúc đó chỉ là newbie nên kiến thức hạn hẹp và vốn tiếng anh cũng không có nên mình quay lại thị trường Việt Nam và sống theo đại đa số là chạy tương tác và bán hàng qua comment.

Tới thời điểm hiện tại là tháng 2 năm 2020 thì rất nhiều người vẫn quen cách chạy bán hàng bằng mess hoặc tương tác hoặc lượt xem video, … tất nhiên là chạy cái nào cũng được miễn sao bán được hàng ra đơn là được rồi.

Tuy nhiên nó không còn là cách làm tối ưu nữa. Còn vì sao không còn là cách tối ưu thì mình sẽ giải thích cụ thể ở một bài viết nào đó.

Và mình cũng xin phép nói luôn là quảng cáo chuyển đổi không phải là mới, nhưng những người biết và ứng dụng nó thời gian đầu khi họ biết về nó giờ rất ổn rồi. Khi đã làm quen với quảng cáo chuyển đổi rồi thì mình nghỉ bạn sẽ không còn nghỉ tới chuyện chạy mess hoặc các mục tiêu quảng cáo khác để bán hàng nữa đâu. Có chăng thì các mục tiêu khác chỉ nhằm mục đích giúp chúng ta tăng thương hiệu, remarketing hoặc nuôi pixel, …

Tại sao xu hướng quảng cáo 2020 lại là quảng cáo chuyển đổi

Nói là xu hướng nhưng mình nghỉ nó là cái bắt buộc đối với những nhà quảng cáo, những người làm kinh doanh online, … nếu muốn tồn tại với những thay đổi trong năm nay – 2020.

Chuyển đổi nghĩa là khi chúng ta muốn khách hàng hoàn thành một việc gì đó trên website hoặc landing page (trang đích) của chúng ta thì chúng ta sẽ đặt sự kiện đó là một chuyển đổi. Đôi khi là để lại thông tin cần tư vấn hoặc mua hàng trên website hoặc landing page của chúng ta thì chúng ta hoàn toàn có thể đặt sự kiện cho hành vi để lại thông tin hoặc mua hàng. Dưới đây là một số ví dụ chi tiết :

  • Điền form : để lại thông tin như tên và số điện thoại đối với những người bán những sản phẩm như đông y, mỹ phẩm, bất động sản, … những sản phẩm cần tư vấn thì mỗi thông tin mà khách hàng để lại trên website hoặc landing page sẽ là một chuyển đổi tương ứng với sự kiện như hoàn tất đăng ký, mua hàng, ….
  • Tải ebook hoặc ứng dụng : những hành vi này cũng được gọi là một chuyển đổi
  • Thương mại điện tử : với thương mại điện tử thì sẽ có nhiều sự kiện được tính là chuyển đổi hơn. Như thêm vào giỏ hàng, mua hàng, vào trang cảm ơn, … do đặc thù của các sản thương mại nên họ sẽ phải tích hợp nhiều sự kiện lại để có thể remarketing một cách chính xác hơn.
  • Gọi điện thoại hoặc sang trang khác : những hành động này cũng có thể gọi là một chuyển đổi vì mục đích đáp ứng được đúng sự kiện mà người làm quảng cáo đặt ra.

Tóm lại thì tùy mục đích của chúng ta muốn là gì thì sẽ có những cách khác nhau để ghi nhận sự kiện một cách chính xác hơn. Và khi ai đó hoàn tất điều mà ta muốn ở trên website hoặc landing page thì chúng ta sẽ gọi đó là một chuyển đổi.

Điều đặc biệt của quảng cáo chuyển đổi là chúng ta không chỉ gói gọn trong mỗi nền tảng Facebook mà chúng ta có thể mở rộng ra rất nhiều nền tảng khác như Google, Tiktok, Mgid, Admirco, … và nó có một sự kết nối với nhau rõ ràng. 

Chạy quảng cáo chuyển đổi với Facebook

Đối với quảng cáo chuyển đổi ở bất kì nền tảng nào chứ không riêng gì Facebook thì cái bắt buộc mà bạn phải có là một website hoặc landing page. Đây là nơi bạn sẽ dẫn khách hàng tới để khách hàng tự tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, giúp khách hàng biết rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Đây là cái bắt buộc còn nếu không thì bạn đừng nghỉ tới chuyện chạy quảng cáo chuyển đổi trên Facebook hoặc bất cứ nền tảng nào khác. Ví dụ cụ thể :

  • Webiste : khi làm kinh doanh online thì website được ví như một cửa hàng của bạn trên không gian mạng, tùy mục đích và cách mà bạn xây dựng. Với mình là một người chuyên chia sẻ kiến thức về kinh doanh online thì website của mình sẽ là nơi để mọi người có thể tự vô tìm kiếm kiến thức. Cụ thể hơn ở đây thì website của mình được gọi là 1 blogger. Còn website bán hàng sẽ có dạng như thế này. Đây là 2 dạng website mà ai cũng quen thuộc rồi nên không cần nói nhiều nữa nhé.
  • Landing page : có nghĩa là bạn sẽ tạo ra một trang web chỉ với một mục đích duy nhất là nói lên tính năng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn khách hàng biết đến. Lấy ví dụ về website Web5ngay của Thầy, thì đây là một website chỉ có một mục đích duy nhất là bán khóa học Làm website kinh doanh trong 5 ngày không cần biết lập trình. Khi truy cập vô bạn sẽ thấy website chỉ nói lên những vấn đề, thông tin về sản phẩm và dịch vụ, cùng với những quyền lợi cũng như giá trị mà bạn có được khi sở hữu bộ CD của Thầy. Hoặc một ví dụ khác về landing page nữa của mình cho mục đích bán tài khoản quảng cáo Facebook mà mình đã làm. Bạn sẽ thấy khi truy cập vô địa chỉ website này sẽ chỉ có một mục đích là nói lên vấn đề mà những người làm kinh doanh gặp phải là chưa biết sử dụng tài khoản quảng cáo Facebook thế nào cho hợp lý hoặc bùng tiền thế nào cho hợp lý thì hãy mua tài khoản quảng cáo Facebook của mình, mọi vấn đề sẽ được giải quyết.

Một ví dụ khác về landing page bán hàng mà mình mới làm xong thì bạn có thể tham khảo tại đây nhé !

Thật sự thì khi hiểu về landing page hoặc website thì bạn có thể sử dụng nó để nói lên tính năng của sản phẩm, dịch vụ, trình bày một cách theo ý thích, … tuy nhiên vẫn phải phù hợp với chính sách quảng cáo của nền tảng mà chúng ta muốn tiếp cận nhé.

Đặc biệt là do có nhiều sự lừa đảo hay còn gọi là bán lương tâm thì nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng đã thay đổi rất nhiều. Landing page hoặc website sẽ gián tiếp giúp bạn tạo dấu ấn tốt với khách hàng hơn nếu biết cách xây dựng website và landing page một cách hợp lý. 

Và điều đặc biệt là hệ thống phân phối và vị trí của Facebook đã được tối ưu rất nhiều rồi, nó thực sự là một mảnh đất màu mỡ nếu biết xây dựng một cách nghiêm túc. Nếu hiểu về các vị trí hiển thị của Facebook và các Network tham gia vào hệ thống kiếm tiền của Facebook thì bạn sẽ hiểu rõ vấn đề mình muốn nói. Có thể là không cần phải chạy chuyển đổi cũng có thể tiếp cận các vị trí khác nhau của Facebook nhưng khi chạy chuyển đổi rồi nó sẽ nâng bạn lên một tầm cao mới.

Khi chạy quảng cáo chuyển đổi Facebook thì việc bạn xây dựng content trên Facebook mục đích không còn là bán hàng mà mục đích của content là sẽ làm sao dẫn dắt khách hàng vô website hoặc landing page của bạn. Với việc gắn mã theo dõi pixel của Facebook hoặc mã theo dõi GG thì chỉ cần khách hàng vô website hoặc landing page thì chúng ta sẽ có dữ liệu của khách hàng để remarketing hoặc loại trừ những người đã có hành vi chuyển đổi khi vào landing page của chúng ta.

CÓ MỘT ĐIỀU HAY HO NỮA LÀ KHI CHẠY QUẢNG CÁO CHUYỂN ĐỔI THÌ SẼ KHÔNG BỊ TÌNH TRẠNG CƯỚP ĐƠN NỮA NHÉ =]]]

Chạy quảng cáo chuyển đổi với Facebook cần những gì ?

Để chạy quảng cáo chuyển đổi Facebook đối với những người mới bắt đầu thì mình nghỉ đây là một rào cản rất lớn. Đôi khi nó sẽ thay đổi hoàn toàn cách làm của bạn về vấn đề quảng cáo Facebook.

Những thứ cần để có thể chạy quảng cáo chuyển đổi Facebook :

  • Pixel : đây là một AI được Facebook cung cấp cho chúng ta gắn lên website hoặc landing page. Mục đích là để đo lường những sự kiện mà chúng ta cài đặt hoặc có những sự kiện mà Facebook tự cài đặt. Pixel có lẽ là thứ giá trị nhất của người làm quảng cáo trên nền tảng Facebook và là công cụ hữu hiệu nhất mà Facebook đưa ra. Pixel như được ví như một chú robot sẽ học lại các hành vi của khách hàng khi vô website hoặc trang đích của bạn, giúp nhà quảng cáo thu được dữ liệu chuẩn về tệp khách hàng của mình và khi pixel có nhiều dữ liệu rồi thì tự bản thân nó sẽ tự đi tìm kiếm khách hàng cho chúng ta. Pixel mới đầu giống như một đứa trẻ cần được chúng ta nuôi nâng và dạy dỗ vậy, nếu dạy dỗ đúng đắn thì khi pixel có nhiều dữ liệu thì nó sẽ dìu dắt và tự tìm kiếm khách hàng tìm năng cho chúng ta.
  • Website hoặc landing page : khi bạn chạy mess hoặc tương tác thì bạn chỉ gói gọn content là làm trên nền tảng Facebook. Nhưng khi muốn chạy chuyển đổi thì việc làm content sẽ được xây dựng trên nền tảng là website hoặc landing page, tùy mục đích và cách hiểu của mỗi người. Đây là nơi mà chúng ta nói lên tính năng, thuyết phục khách hàng để thực hiện hành động mà chúng ta mong muốn – còn gọi là chuyển đổi.

Pixelwebsite (hoặc landing page) là 2 cái bắt buộc phải có khi chạy quảng cáo chuyển đổi với Facebook. Tuy nhiên thì ở thị trường Việt Nam thì 2 cái này chưa phải là đủ vì thị trường Việt Nam có rất nhiều mặt tối mà Facebook luôn đánh giá đây là một thị trường xấu khiến người chạy sạch cũng khổ.

Những khó khăn khi chạy quảng cáo chuyển đổi Facebook

Bài viết này đôi khi nó sẽ không giúp bạn hiểu và mường tưởng ra vấn đề. Tuy nhiên thì hãy tìm tòi và nghiên cứu vì khi bạn hiểu được nó thì bạn sẽ thấy mình bước vào một chân trời mới của quảng cáo. Đòi hỏi kĩ thuật nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, tối ưu nhiều cái hơn, …

Khó khăn đầu tiên mà mình nghỉ là rào cản về công nghệ. Có thể là rào cản về làm website hoặc thiết kế landing page, có thể là nuôi pixel làm sao cho đúng tệp hoặc cách clone pixel để tranh bị Facebook quét, … nó có vô vàn vấn đề khi bạn tiếp cận với nó.

Đừng quá lo lắng ! Mình cũng từng là một người không biết gì về những kiến thức này đâu, nhưng mà mình cảm thấy xu hướng nó đã thay đổi thì bản thân mình đã chuẩn bị kiến thức từ khi cảm nhận được nó. Thực chất là đôi khi mình cảm nhận xu hướng thay đổi bắt buộc mình phải thay đổi theo.

Để làm được thì chắc chắn là sẽ không dễ dàng rồi, nếu dễ dàng thì ai cũng sẽ làm được thì nó sẽ không có gì gọi là khó khăn nữa. Nhưng nếu bắt đầu từ hôm nay thì nó sẽ không phải là qua muốn đâu. Mình nghỉ là nếu ai đó chưa biết và tiếp cận thì tới thời điểm bắt buộc phải biết thì nó sẽ rất mất thời gian hơn rất nhiều.

Và bài viết này chỉ là cái khung nền chứ thực chất ra mỗi phần sẽ phải bao gồm rất rất nhiều bài viết để phân tích rõ ràng chi tiết hơn. Ví dụ như pixel sẽ như thế nào, làm landing page sẽ như thế nào, bảo mật pixel, phân chia tài sản, content, cách làm để có được một chiến dịch quảng cáo ổn thì nó đòi hỏi rất nhiều thứ.

Mong là bạn sẽ hiểu sơ sơ khi đọc qua bài viết này. Và rồi mình cũng sẽ cho ra những bài viết chuyên sâu về từng mục một để giúp bạn có cái nhìn chi tiết và dễ dàng tiếp cận hơn.

Nhớ là nếu có thắc mắc thì hãy để lại bình luận ở bài viết nhé.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *