Những mặt tối của quảng cáo Facebook – Part II

Vấn đề về tut trick, thủ thuật khi làm quảng cáo Facebook thật sự thì nó rất nhiều. Bản thân mỗi người khi gắn bó với quảng cáo Facebook cùng đều có những thủ thuật cho riêng mình.

Và những vấn đề về voi, reach, banking, chiết khấu, pay nợ, ân hạn (mình tạm gọi nó là Grey – xám) … nó luôn thu hút sự quan tâm của những người mới tìm hiểu và làm quảng cáo Facebook.

Thật sự nghe thôi là đã thấy hấp dẫn với rất nhiều người rồi !

– Tại vì sao ư ?

– Đơn giản là nó sẽ giúp bạn kiếm được tiền rất nhanh chỉ trong 1 thời gian ngắn. (Kinh điển là vụ MBbank – Chỉ cần 1 đêm kiếm Maybach hơn 10 tỷ là chuyện bình thường).

Nhưng việc gì thì nó cũng có 2 mặt. Đôi khi bạn chỉ cần tỏa sáng trong một tích tắc nhưng chưa chắc nó giúp bạn không phải cạp đất trong tương lai gần.

Vậy nên ở bài này mình sẽ chia sẻ nhìn nhận và những trải nghiệm của bản thân mình về những vấn đề được rất nhiều người mới quan tâm là Grey . Mong là sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những cái này nhé.

Lưu ý : Những kiến thức này không phải là của mình. Bài viết này chỉ đưa ra những trải nghiệm cá nhân, nhìn nhận của riêng bản thân mình và những chia sẻ của những người đi trước được mình tổng hợp lại. 

Hiểu đúng cơ chế khi làm quảng cáo Facebook

Để làm bất cứ việc gì với quảng cáo Facebook thì mình nghỉ là bạn nên biết rõ những điều này. Vì đây là những việc không bao giờ thay đổi dù đó là bất kỳ ai (trừ khi Facebook họ thay đổi thôi). Đó là :

  • Tài khoản Facebook. Hoặc có thể là via, clone cũng được.
  • Tài khoản quảng cáo cá nhân hoặc tài khoản doanh nghiệp (BM).
  • Phương thức thanh toán được Facebook chấp nhận. Có thể là thẻ visa, master, tài khoản ngân hàng (hay còn gọi là banking), hoặc thông qua những ứng dụng thứ 3 như Momo.
  • Fanpage

Có thể những vấn đề này ai cũng biết vì nó là điều quá hiển nhiên. Nhưng vì nó quá hiển nhiên nên nhiều người lại không quan tâm và hiểu đúng về nó, nó giống như việc chưa biết bò mà đòi chạy vậy.

Để chạy quảng cáo thì bạn bắt buộc phải có tài khoản Facebook thì mới có thể dùng được tài khoản quảng cáo cá nhân hoặc tài khoản doanh nghiệp. Và khi có 2 cái này rồi thì việc còn lại của bạn chỉ là thêm phương thức thanh toán mà bạn có như visa, master, tài khoản ngân hàng, hoặc là Momo. Tùy phương thức thanh toán bạn sử dụng mà nó ra trả trước hay trả sau thôi.

Và khi xong các bước đó thì việc còn lại chỉ là chọn nội dung trên Page và chạy thôi. Chỉ cần những việc này là chạy được quảng cáo Facebook được rồi. Về kĩ thuật và tối ưu thì nó lại là một câu chuyện khác.

Chỉ cần hiểu đúng về những vấn đề này thì bạn sẽ dễ dàng hình dung ra được bản chất của những việc về mảng Grey nó là như thế nào.

Những mặt tối của quảng cáo Facebook – Grey

Tại sao mình lại gọi những vấn đề về voi, reach, banking, chiết khấu, pay nợ, ân hạn, … Grey thì do hiện tại là tháng 5/2020 rồi và rất nhiều người làm được những cái này. Chỉ cần bạn hiểu đúng cơ chế việc còn lại của bạn là bỏ thời gian và tiền bạc để testing xem ở thời điểm này Facebook nó đang dễ trong vấn đề gì. Chứ còn nói để làm Black với Facebook thì khác xa những cái mình hiểu được lắm.

Và về những vấn đề này thì mình cũng đã có viết một bài nói về những vấn đề này cũng gần 1 năm trước rồi. Bạn có thể tham khảo bài viết Quảng cáo Facebook và những mặt tối  để hiểu ở thời điểm trước đó thì nó có những tut, trick gì khác với bây giờ không nhé.

Voi

– Hay còn gọi là tài khoản Invoice. Bùng nổ vào thời điểm một năm trước, lúc đó thì voi nó về theo đàn mỗi ngày chứ không bị tình trạng tuyệt chủng như bây giờ. Voi bây giờ chưa kịp rờ cộng lông đuôi nó đã về với ông Giáo rồi =)))

– Tài khoản Invoice thực chất là những tài khoản của những công ty doanh nghiệp lớn được Facebook cung cấp có sẵn hạn mức nhất định. Có thể là 5, 10, 15, 20 tỷ tùy độ lớn và chi tiêu của doanh nghiệp. Những thương hiệu lớn trên thế giới như Appe, Coca, Pepsi, … hoặc ở Việt Nam là Tiki, Lazada, Shopee, … thì bạn nghỉ những thương hiệu này họ chạy quảng cáo Facebook rất nhiều và không lẽ họ cũng phải chạy từ 50k lên đến ngưỡng to và cứ tới ngưỡng là phải thanh toán hả ?

– Không có đâu. Đối với những thương hiệu lớn, có tên tuổi thì họ sẽ làm việc trực tiếp với Facebook để được cung cấp những tài khoản có những hạn mức chi tiêu cố định – nó giống như TKQC trả trước vậy đó nhưng mà ngân sách cực lớn.

– Những tài khoản này sẽ có kênh hỗ trợ đặc biệt – việc này sẽ giải thích lý do tại sao thường thường voi đôi khi chỉ sống được mấy ngày hoặc vài giờ. Những tài khoản này không bao giờ bị chết để đảm bảo độ ổn định cho thương hiệu. Đôi lúc là có cả chiết khấu vì những thương hiệu lớn họ có kế hoạch chi tiêu cho quảng cáo rõ ràng và hơn nữa là Facebook không bị thương hiệu BÙNG tiền.

Ở thời điểm hiện tại thì voi đang trong tình trạng đói ăn và tuyệt chủng.

– Bạn lưu ý ở đây là họ chỉ khác về vấn đề họ là những doanh nghiệp chi tiêu ngân sách lớn, nên họ có tài khoản quảng cáo hạn mức to. Chứ còn việc cầm những tài khoản quảng cáo này vẫn đúng cơ chế là do một hoặc nhiều tài khoản Facebook sở hữu. Thường là tài khoản Facebook của nhân viên làm quảng cáo của thương hiệu nắm giữ để tiện cho việc theo dõi báo cáo, lên chiến dịch, …

Chỗ này thì chúng ta hãy đi chậm lại để suy nghỉ, bạn sẽ thấy là dù đó là những tài khoản quảng cáo của doanh nghiệp (Invoice) thì nó vẫn như một tài khoản quảng cáo bình thường – khác nhau là hạn mức, hỗ trợ. Và phải có một nick hoặc nhiều nick Facebook cầm tài khoản quảng cáo này. Đó là vấn đề. 

– Nhiều ông đi lấy nick Facebook của người khác hay còn gọi là via nick vô tình quét được những tài khoản quảng cáo dạng này. Và thế là voi bắt đầu xuất hiện.

– Thời điểm mới biết đến thì cơ chế kiểm soát tài khoản của Facebook còn nhiều lỗ hổng và những người chăn voi họ tận dụng để kiếm những tài khoản quảng cáo dạng này. Cách kiếm thì mình không biết nhưng hình như là dựa vào Token, Cookie, Mail, … của những tài khoản Facebook có sẵn tài khoản Invoice để tìm tiếp những tài khoản Facebook có đặc điểm giống như vậy. Và khi kiếm được thì họ kiếm bằng mọi cách để lấy hết thông tin đăng nhập của nick Facebook đó. Việc này thì thời gian trước không phải là điều khó, nhiều ông còn thuê người rip cả những người cầm chung tài khoản để không thấy thông báo hoặc chiếm full quyền.

– Hiện tại thì cơ chế bảo mật cũng đã kĩ lên, người dùng cũng kĩ lên rất nhiều. Mua via cũng đòi phải mua via có 2Fa để yên tâm là bạn hiểu rồi đó.

Vậy nên chốt lại ở phần Voi thì thực tế nó là tài khoản quảng cáo của những doanh nghiệp hoặc thương hiệu lớn. Còn làm sao để có voi thì mình không biết nhưng đừng mơ mộng rằng 1 mình mà có thể bắt được voi nhé.

Reach

Nếu bạn xem qua bài viết Quảng cáo Facebook và những mặt tối của nó mà mình viết gần 1 năm trước thì thời điểm đó là tut reach 999,999 $ và khi bạn để như vậy sẽ giúp tăng tỉ lệ cắn vượt ngưỡng lên rất nhiều. Tuy nhiên thì sau đợt đó Facebook nó cũng đã fix vấn đề này rồi nhé.

Rồi bạn sẽ nghe những cái tên như tut reach 2$, tut 25$, …

Tut reach 2$

– Hay còn gọi là tut không thẻ. Với một tài khoản thì bạn chỉ cần add một thẻ visa hoặc master nào vô chỉ ra phương thức thanh toán phụ. Có thể là ACB, Tech, … những loại thẻ này khi vẫn add được vào làm phương thức thanh toán của Facebook nhưng chỉ là phương thức thanh toán phụ (Mà nghe đâu là đầu pin 4221 của ACB và Tech dùng lại được làm phương thức thanh toán chính rồi thì phải – cái này mình nghe mấy người nói nhưng chưa thử) và làm sao khi add thẻ vào ra pttt phụ xong đá thẻ ra.

– Có những thời điểm Facebook thả dạng này thì một tài khoản không cần thẻ cũng chạy được tối đa 50$ ngày và đôi khi ngày hôm sau tiếp tục chạy thêm 50$ nữa.

Tut 25$

– Tut này thì nhiều người vẫn chơi thường xuyên vì cơ bản là những chỉ cần dùng nick Facebook ở các quốc gia uy tín như Châu Âu hoặc Mỹ và thêm đúng thẻ nước ngoài sẽ ra 25$ và chạy xong là bỏ.

Về cơ chế của bắn reach thì bạn thấy là nó vẫn tuân thủ đúng cơ chế khi làm quảng cáo Facebook là tài khoản Facebok, TKQC, thẻ, page.

Tuy nhiên thì ở Việt Nam khó chứ còn nhiều người làm thị trường US họ vẫn dùng tut này quanh năm suốt tháng đó nhé. Chỉ có về Việt Nam là chết thôi.

Banking

Banking thì nói dễ hiểu là với những quốc gia Châu Âu, Canada, Mỹ, … thì Facebook họ sẽ cho thêm tài khoản ngân hàng nội địa làm phương thức thanh toán chính.

Ví dụ là nếu Facebook cho phép Việt Nam được thêm phương thức thanh toán chính bằng tài khoản ngân hàng nội địa thì bạn thêm tài khoản ngân hàng nội địa của ACB, BIDV, … cũng đều chạy quảng cáo được, nhưng ở Việt Nam thì không được nhé. Mình chỉ biết là các quốc gia ở Châu Âu, Canada và Mỹ là được phép nhé.

Và mình cũng biết là ở bên các quốc gia được Facebook cho phép dùng banking thì có những tài khoản ngân hàng nội địa uy tín chỉ cần thêm vào thì bạn có thể lên được ngưỡng 3000$ luôn nhé.

Tuy nhiên ở Việt Nam thì bản chất là họ sẽ dùng tài khoản Facebook của những nước được phép và họ lấy thông tin banking trên các site sau đây :

  • https://fake-it.ws/
  • https://www.ibancalculator.com/iban_validieren.html?

Ở 2 website này họ cũng cấp tài khoản ngân hàng (banking) mà bạn có thể dùng để thêm vào làm phương thức thanh toán chính của Facebook.

Về tut banking khó chơi ở Việt Nam thôi chứ thị trường nước ngoài người ta vẫn chơi thường xuyên. Với Facebook thì cái gì liên quan đến Việt Nam nó cũng khó cả.

Tut banking thì chỉ dùng được cho tài khoản quảng cáo cá nhân thôi và một con thường sẽ chạy tối đã 1 ngày 40 Euro hoặc 50$. Hên hên thì có con tài khoản nó sẽ chạy cả tuần và bạn chỉ tốn tiền mua via đúng với những quốc gia được phép thôi nhé.

Cơ chế thì nó vẫn gồm 4 bước. Khác nhau ở đây là phương thức thanh toán và via được phép dùng banking nhé.

Paid nợ – Auto Pay

Nếu bạn đọc bài phần I thì mình cũng nói về Coca và Pepsi thì bạn cũng hiểu là như thế nào đúng không ?

Ở đây thì mình không nói về làm sao để có Coca và Pepsi vì nó rất là rộng.

Nhưng hãy hiểu đúng là để để chạy quảng cáo Facebook thì bạn phải có phương thức thanh toán được Facebook chấp nhận. Với paid nợ hay auto pay thì sẽ dùng thẻ tín dụng (CC – Credit card) để thêm vào phương thức thanh toán để pay nhé.

Để làm được việc này thì quan trọng là CC phải có tiền. Có rất nhiều pin bạn sẽ biết được có tiền hay không dựa trên vị trí địa lý, đầu pin, mã zip, … những cái này khi mua CC sẽ được cung cấp đầy đủ.

Tóm lại là như thế này :

Paid nợ : tài khoản quảng cáo của bạn đang nợ ở một ngưỡng ví dụ là 20 triệu đi. Bạn thanh toán thì bắt buộc trong thẻ của bạn phải có tiền thì mới thanh toán được. Và paid nợ thì dùng CC thêm được vào làm phương thức thanh toán của Facebook mà thanh toán bình thường thôi.

Auto pay – tự động thanh toán : có nghĩa là bạn thêm thẻ của mình hoặc CC vào làm phương thức thanh toán chạy và Facebook cứ thanh toán bình thường thôi. Miễn sao thẻ có tiền thì tới ngưỡng Facebook tự động thanh toán gọi là auto pay.

Bạn chạy sạch và thanh toán đều ngưỡng thì gọi là Auto Pay nhé.

Về việc paid nợ hay auto pay thì bản thân nó phải dựa vào việc Facebook nó có thả xác minh thẻ hay không ? Xác minh thẻ là bước đầu tiên, nếu bạn mua CC mà thêm vào Facebook bị xác minh thẻ thì coi như vứt vì phải là chủ thẻ, có internet banking hoặc ngân hàng thì mới lấy được mã xác minh này nhé.

Với nhiều trường hợp thì kể cả bạn có paid nợ thành công thì chưa chắc là an toàn vì Facebook sẽ quét lại dựa trên lịch sử thanh toán. Ở thời điểm này thì paid nợ là một chuyện còn lên camp được hay không lại là một chuyện khác.

Đừng nghỉ qua mắt được Facebook, mỗi giao dịch thanh toán đều có mã số tham chiếu hết rồi. Chỉ cần do đúng mà đó là ra được thông tin của tài khoản quảng cáo, thẻ, tài khoản Facebook, Ip lúc thanh toán. Nói chung là tất tần tật nhé.

Một số site dùng để mua CC (nguồn này có vì mình từng đi học về những thứ này nhưng không làm) :

https://bigfat.cc

https://duckcvv.com/login

http://fe-acc18.ru

http://jstash.bazar/

http://alphaonline.us/cardchecker

http://unicc.cm

http://uniccshop.bazar/

http://www.xyz888.ru

Site check pin :

https://www.bankbinlist.com/

Ngoài ra thì có rất nhiều bên bán CC như Seller Tay To trên Telegram.

Ân hạn – refund

Nếu bạn làm Google thì bạn sẽ biết rằng Google lâu lâu họ có cung cấp những mã khuyến mãi nếu bạn chi tiêu tới một ngưỡng nhất định nào đó, hoặc cũng có thể là bạn chi tiêu sạch, gắn kết lâu dài với họ, … thì họ sẽ cung cấp mã giảm giá như một ưu đãi cho khách hàng thân quen.

Ân hạn nó cũng xêm xêm vậy nhưng với Facebook thì coi người dùng như shit nên rất ít.

Với ân hạn thì bạn chi tiêu tới một ngưỡng nhưng nếu trong thời gian ân hạn thì bạn sẽ có thể chạy vượt vài ngưỡng mà không cần thanh toán. Thường là x2 x3 hoặc x6.

Cái này thì tùy thời điểm và tùy từng người cũng như tùy quốc gia mà Facebook có những chính sách ưu đãi cho người dùng khác nhau. Và vấn đề này thì mình cũng chỉ biết đến đây thôi nhé.

Refund

Có nghĩa là Facebook sẽ hoàn lại tất cả tiền quảng cáo mà bạn đã từng chi tiêu qua 1 phương thức thanh toán nào đó. Thường là thẻ tín dụng.

Ví dụ bạn chạy 10 tài khoản quảng cáo bằng 1 thẻ với tổng chi tiêu là 500 triệu trong vòng 3 – 6 tháng thì có những thời điểm Facebook sẽ có chính sách hoàn tiền nếu thẻ bị báo xấu. Cái này thì tùy giai đoạn đôi khi là bạn gửi những đường link báo cáo của Facebook về vấn đề bị ăn cắp thẻ, link kháng do via tùy quốc gia hoặc cấu kết với ngân hàng để ăn những khoản tiền refund này.

Nói chung là vấn đề này nó dễ xảy ra khi bạn có thể kết hợp với ngân hàng để yêu cầu Facebook hoàn tiền.

Còn những thời điểm dùng những cách đơn giản hơn nữa.

Và vấn đề này thì mình cũng không rõ nên chỉ biết viết tới thế.

Chiết Khấu

Nếu bạn thắc mắc về chiết khấu thì chỉ cần nghỉ đơn giản là những bên cung cấp dịch vụ đa phần sẽ dùng 1 trong những cách trên để chạy quảng cáo cho bạn với chi phi rẻ hơn rất nhiều.

Ví dụ bạn chạy 100 triệu thì chỉ cần thanh toán từ 20 – 50% tùy thời điểm và loại hình mà bên cung cấp dịch vụ sử dụng.

Hiểu vậy cho nhanh chứ không mất công dài dòng.

Nhìn nhận về ngành

Mảng Black luôn là giúp rất nhiều người làm giàu chỉ sau một thời gian ngắn. Nên thực sự nó rất là hấp dẫn, rất nhiều người hiện nay đang kết hợp vừa làm sạch vừa tận dụng mỗi khi có những kèo chiết khấu ngon.

Tuy nhiên thì dễ kiếm tiền thì cũng dễ mất tiền. Việc tìm ra được một tut (lỗ hổng của Facebook) đòi hỏi phải bỏ thời gian ra thử nghiệm, tiền bạc để mua tài nguyên và đôi khi chỉ cần Facebook bị lỗi một cái gì đó khiến cho việc làm những cái này nó rất là dễ dàng. Một ví dụ là tut banking tầm 2 tuần trước.

Bản thân đây là một công việc đòi hỏi người làm phải có tính kiên trì, chịu khó mày mò, học hỏi, có mối quan hệ với những người làm cung ngành, … thì mới có thể tìm và tận dụng nó tốt được.

Có thể một vài năm trước nó rất ngon, rất nhiều người may mắn giàu lên khi làm tut, trick nhưng ở thời điểm hiện tại thì phải suy nghỉ lại.

Bây giờ thì đa phần những người sống lâu với tut, trick họ đều cảm nhận được độ bất an, sự không ổn định của những việc nay mà hướng tới những cái ổn định và lâu dài hơn. Thường là những người này họ sẽ chuyển sang kinh doanh thêm cho mình và lâu lâu có tut họ chấm mút để kiếm 1 tí. Chứ còn bây giờ thì không thể kiếm được như 1 năm trước chứ đừng nói là vài năm trước.

Đặc biệt nữa là nếu làm tut thì đôi lúc chỉ cần nghe câu “Target về Việt Nam được không ?” hoặc “Via có dính IP Việt chưa ?” cũng thấy buồn =)))))

Cứ có vấn đề gì với Facebook mà liên quan tới Việt Nam thì độ khó nó tăng lên gấp rất nhiều lần.

Đó cũng là lý do nhiều người làm tut lâu năm họ hướng tới thị trường nước ngoài hơn là thị trường Việt Nam vì một lý do là dễ, không bị quét gắt như Việt Nam.

Mình biết nhiều người làm áo thun ở thị trường nước ngoài họ dùng những tut như reach 25$, reach 2$, banking, … họ làm đều mỗi ngày. Đôi khi thời gian tồn tại của tut nó tính thời gian theo tháng.

Tut thì nước nào cũng có cả vì cơ chế mỗi quốc gia thì Facebook sẽ có những chính sách khác nhau để đáp ứng được yêu cầu về luật pháp của quốc gia đó và có những quốc gia Facebook cần có chính sách ưu tiên để tiếp cận thị trường.

Như Grab, Shopee, Tiki, … mỗi lần họ muốn tiếp cận thị trường hoặc tung ra sản phẩm mới họ đều đưa ra rất nhiều ưu đãi và dịch vụ tốt nhằm mục đích thu hút khách hàng thì Facebook cũng vậy. Bản thân ai làm gì thì cũng vì tiền cả thôi mà.

Vậy nên việc xác định đi theo con đường này của rất nhiều người thì chia sẻ của mình là việc này càng ngày càng khó, đến những người làm lâu năm họ cũng dùng tiền kiếm được để đầu tư vào những cái lâu dài ổn định hơn chứ không biết được nếu gắn bó với con đường này thì sẽ như thế nào ? Vì có những ngày bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền nhưng mà những ngày này chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi.

Cập nhật mới 2023

Ở hiện tại, sự thay đổi về cách làm quảng cáo Facebook nó cũng có những tác động mới đến những vấn đề tut, tip. Ví dụ như : tut 0 đồng – 0 ngưỡng, tut xoá nợ, via bầu cử, …

Và như bạn thấy đó, bài viết này mình viết từ 2020 và tới thời điểm 2023 nó cũng xuất hiện thêm 1 số tut còn những tut còn lại nó vẫn tồn tại và nó cũng là 1 nghề trong nghề quảng cáo Facebook.

Cũng như việc cái gì cũng có 2 mặt, có người luôn lựa chọn hướng đến những cái tốt, cái sạch cũng như có người lại lựa chọn mặt tối – tuy nhiên thì chung quy lại ai cũng kiếm tiền. Nhưng ở khía cạnh kiếm tiền thì nó thường đi kèm với nhân quả – bản chất chúng ta nên biết và ưu tiên lựa chọn ở 1 vài thời điểm.

Nếu chúng ta có kiến thức chuyên môn tốt và hiểu cách làm thì lời khuyên của mình là chúng ta nên Grow (Grow Hacking) vấn đề này ở 1 số thời điểm thì nó cũng có thể xem là bước đệm tốt để chúng ta có thể phát triển hơn trong tương lai.

Tất cả là ở nhìn nhận và cách hiểu của mỗi người mà chúng ta nên ưu tiên lựa chọn nhé ! Còn mình thì hiện tại đã xác định rõ con đường mình làm là làm theo hướng sạch – còn những cái khác thì mình cứ im mà làm thì cũng chẳng ai biết. Nhưng nhớ là không được Fomo mà phải biết là mình có đủ tài nguyên để làm hay không nhé !

Và ở đây mình chỉ muốn giới thiệu về Ads Check By Smit Version 6.0 – Phiên bản dành cho người làm quảng cáo Facebook chuyên nghiệp 

Truy cập trang chính chủ của SMIT tại => https://adscheck.smit.vn/

Lời kết

Ở đây thì thẳng thắn lại là bài viết này được mình tổng hợp lại dựa trên kiến thức chia sẻ của rất nhiều người đi trước, cùng với những trải nghiệm của mình với mảng này cũng một thời gian.

Nhưng mình không lựa trọn con đường này vì mình cảm thấy nó không phù hợp với mình. Mình từng đi học 1 khóa 20 triệu của 1 người cũng rất giỏi về mảng này và học xong thì mình đã không làm gì cả. Bản thân mình chỉ học để biết và thấy nó không phù hợp là mình bỏ luôn (Không phải là bỏ hẳn nha, lâu lâu có kèo nào ngon thì mình vẫn múc đó).

Công việc nào cũng vậy !

Kiếm tiền nhanh thì đồng nghĩa với rủi ro cao. Nên mình chọn con đường đi từ từ, đi chậm nhưng mà chắc.

Và ở bài viết sau mình sẽ nói về việc có nên làm những cái này hay không vì thật sự là 100 người làm thì mình thấy chỉ có vài người biết tận dụng nó đúng cách và kiếm được rất nhiều tiền từ nó. Chứ còn rất nhiều người kêu lỗ thì cũng đúng thì không biết tận dụng lỗ sml đó nhé.

Bài viết này dừng lại đây và bài viết sau sẽ nói rõ hơn mọi vấn đề dưới câu chuyện làm kinh doanh nhé.

 

9 thoughts on “Những mặt tối của quảng cáo Facebook – Part II

    • Phạm Đồng says:

      Chào bạn, mình không có rành về mảng này nên có thể tìm hiểu trên mạng. Nhưng khéo bị lừa nha

  1. Hồ Quang Thắng says:

    5* cho ad. Cảm ơn đã chia sẻ kiến thức. Cực kỳ bổ ích này. Hy vọng sẽ ra nhiều bài viết chi tiết hơn nữa.

  2. Hoàng says:

    Dạ ad ơi, em tính làm pay nợ em có nguồn cc ngoại ok. Nhưng có sợ bị truy vết tại việt nam và đi trại ko ạ

    • Phạm Đồng says:

      Mình ko có làm những dịch vụ này nên mình ko biết nhé bạn. Còn bạn làm sai, làm trái pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm đó. Truy vết là điều hiển nhiên nhé, vì an ninh mạng VN họ rất giỏi, chẳng qua là họ chưa sờ tới thôi. Còn muốn không truy vết thì đòi hỏi phải am hiểu nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *